Vì sao kinh doanh kiểu cũ ngày càng rủi ro?

Thay Đổi Mô Hình Kinh Doanh Truyền Thống – Xu Hướng Không Thể Bỏ Qua

Hiện nay, các mô hình kinh doanh truyền thống tại Việt Nam đang dần chịu áp lực bởi những thay đổi lớn trong hành vi tiêu dùng. Tương lai có thể sẽ giống các nước phát triển hơn, khi các thương hiệu dựa trên sự kết nối và công nghệ lên ngôi. Nếu tiếp tục bám vào lối kinh doanh cũ, rủi ro sẽ càng tăng.

1. Tư duy cũ – Đầu tư lớn, rủi ro cao

Nhiều doanh nghiệp vẫn giữ quan niệm “mở cửa hàng lớn để hút khách”, nhưng thực tế chi phí đầu tư ban đầu lớn dễ làm tổn thất khi doanh số không như kỳ vọng. Trong những năm gần đây, thời gian đi mua sắm của mọi người giảm đáng kể do áp lực công việc tăng. Khách hàng chuyển sang mua online để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn.

Ví dụ: Mở một cửa hàng thời trang lớn với chi phí đầu tư hàng tỷ đồng, nhưng không cạnh tranh nổi với các nền tảng mua sắm online như Shopee, nơi khách hàng có thể đặt hàng và đổi trả dễ dàng. Cửa hàng lớn nếu có khách đều thì không sao nếu lượng khách không ổn định thì mất khá lâu để hoàn vốn. Với các chủ kinh doanh có đất sẵn thì không sao, nếu thuê và đầu tư xây sửa thì điều này sẽ rất ảnh hưởng vì vô tình bạn đang xây mặt bằng miễn phí cho chủ nhà.

2. Vị trí không còn là tất cả

Quan niệm “cửa hàng nằm ở ngã tư, ngã năm là thành công” đã không còn đúng trong bối cảnh hiện nay. Với sự gia tăng của xe ô tô, việc đỗ xe tại các cửa hàng trung tâm ngày càng khó khăn. Thay vào đó, người mua thích trải nghiệm tại các trung tâm thương mại hoặc mua sắm online hơn.

Ví dụ: Một quán cà phê ở trung tâm nhưng khách không đến vì không có chỗ đỗ xe, trong khi quán ở ngoại ô có bãi đỗ rộng lại đông khách hơn. Đỗ xe ở các cửa hàng trong trung tâm vì phí cao mà lại phải đỗ nhiều lần tại các cửa hàng nhỏ lẽ trong khi vào mall có điều hoa mát, con cái chạy tung tăng và mua mọi thứ với một bước chân, đã vậy xe đỗ không lo xước và bị phạt.

3. Giá cả – Cạnh tranh công khai

Người tiêu dùng giờ đây có thể dùng các ứng dụng để so sánh giá chỉ trong vài giây. Điều này khiến các cửa hàng truyền thống khó tăng giá sản phẩm để kiếm lời.

Ví dụ: Khi mua một chiếc nệm trong siêu thị, khách hàng chỉ cần quét mã sản phẩm bằng Shopee để tìm được giá chuẩn. Nếu giá cửa hàng thấp hơn họ có thể mua ngay. Nếu bằng hoặc cao thì có lẽ khách hàng sẽ chỉ đến cửa hàng và trải nghiệm còn đặt mua thì họ lại qua sàn thương mại điện tử vì nó rẻ hơn và được ship đến tận nơi.

4. Thông tin – Yếu tố quyết định

Khách hàng cần thông tin rõ ràng và ngay lập tức. Các cửa hàng truyền thống thường không đủ nhân lực hoặc công cụ để cung cấp thông tin chuyên sâu, dẫn đến việc khách hàng tìm hiểu trên mạng và mua sản phẩm ở nơi khác.

Ví dụ: Một ngày nọ có một khách hàng hỏi về sự khác biệt giữa iPhone và Samsung. Nhân viên chỉ tư vấn dựa trên thông số cơ bản nên gây ra không hứng thú với người nghe, trong khi khách nhanh chóng tìm review trên YouTube. Cuối cùng khách vẫn quyết định mua hàng tại cửa hàng đó nhưng người chốt lại không phải bạn nhân viên kia mà lại một reviewer dạo ở trên mạng.

Dưới đây là các ví dụ dễ hiểu hơn về cách Ciiclo áp dụng mô hình 4P trong kinh doanh:

Con người (People):

Ciiclo giúp kết nối đối tác và khách hàng, tạo một sân chơi ổn định cho lĩnh vực du học và định cư. Thay vì phải tự tìm kiếm từng khách hàng, đối tác có thể dễ dàng kết nối qua nền tảng này.

Địa điểm (Place):

Với Ciiclo, các trung tâm tư vấn không cần đầu tư vào những cơ sở hạ tầng tốn kém. Thay vào đó, cửa hàng trực tuyến trên ứng dụng Ciiclo sẽ giúp lan tỏa dịch vụ đến nhiều khách hàng, không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế đến với chuyên gia tư vấn. Ví dụ ngày xưa phải bỏ khá nhiều tiền xây văn phòng và chạy marketing ở địa phương để lấy khách thì này Ciiclo tạo cho bạn hồ sơ miễn phí trực tuyến. Đã vậy ứng dụng chủ động tìm kiếm khách hàng toàn cầu và dẫn đến bạn. Rõ ràng là chi phí mặt bằng là bằng 0 và lại còn được có khách hàng uy tín.

Giá cả (Price):

Khách hàng sẽ được trải nghiệm một môi trường minh bạch về giá cả. Mọi giao dịch đều rõ ràng và đảm bảo an toàn vì Ciiclo đứng ra làm trung gian, giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên. Hơn thế nữa, thông tin hiển thị ngay lập tức giúp khách hàng đưa ra quyết định nhanh chóng thay. Ví dụ ngày xưa, phải gặp chuyên viên và cung cấp thông tin sau đó họ kiểm tra lại tập dư liệu và tư vấn lại bạn sau vài giờ thì nay trên ứng dụng Ciiclo, bạn chỉ cần cung cấp thông tin với 1 nút bấm sau đó ứng dụng sẽ đề xuất bạn ngay lập tức.

Quảng bá (Promotion):

Thay vì phải trực tiếp đi từng nơi để ký hợp đồng hoặc phát triển sản phẩm, đối tác có thể để Ciiclo đảm nhận công việc này tại thị trường Việt Nam. Không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh. Ví dụ ngày xưa, đại diện trường phải đến từng trung tâm hoặc trường học để lan tỏa về trường thì nay Ciiclo sẽ làm hết các công việc đó và chia sẻ lại hệ sinh thái big data cho đối tác.

Giải pháp từ Ciiclo

Ciiclo mang đến giải pháp toàn diện, giúp đối tác tập trung vào chất lượng dịch vụ mà không lo lắng về việc quản lý hay mở rộng thị trường.

Dù ở thời đại nào, hành vi tiêu dùng cơ bản vẫn không thay đổi. Điều khác biệt là cách chúng ta điều chỉnh và cải tiến để nâng cao hiệu suất sử dụng và trải nghiệm của người dùng.

Hãy nhìn vào vài ví dụ thực tế

Grab: Vận tải

Trước khi Grab thành công, các hãng taxi đã đầu tư rất nhiều vào xe cộ, và khách hàng đã quen với việc gọi taxi truyền thống. Nhưng khi Grab xuất hiện, khách hàng nhanh chóng chuyển sang sử dụng dịch vụ này. Lý do? Họ có thể chọn tài xế 5 sao, có quyền đánh giá và yêu cầu tài xế phục vụ chuyên nghiệp hơn.

Airbnb: Du lịch

Trước khi Airbnb bùng nổ, khách sạn và resort 5 sao vẫn là lựa chọn chính, dù giá rất cao. Nhưng khách hàng sẵn sàng thay đổi thói quen đặt phòng truyền thống để đặt qua Airbnb vì họ được bảo vệ: nếu có vấn đề, Airbnb có chính sách hoàn tiền hoặc bảo hiểm cho chủ nhà.

Michael Page, LinkedIn hay Robert Walters: Tuyển dụng

Các công ty như Michael Page, LinkedIn hay Robert Walters đang thay thế dần mô hình tuyển dụng truyền thống. Ngày càng nhiều ứng viên và nhà tuyển dụng tin tưởng vào các nền tảng này, thay vì nhờ người quen giới thiệu hay nộp hồ sơ trực tiếp.
Và điều cuối cùng tôi muốn nói:

Hãy tưởng tượng lĩnh vực “DDAXKLDADC” sẽ trở nên lý tưởng thế nào nếu tất cả cố vấn có thể làm việc từ xa (work from home) và gặp khách hàng tại một hub trung tâm, nơi mọi người tự do chia sẻ và hỗ trợ dịch vụ. Phần kết nối, cứ để Ciiclo lo!

Tin tức liên quan

Top 10 Trường Đại Học Hàng Đầu Tại Canada

Canada không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà còn là...

Top Công Ty Xuất Khẩu Lao Động Uy Tín Tại Thái Bình Năm 2025

Xuất khẩu lao động đang trở thành xu hướng giúp người lao động Việt Nam,...

Trang web này sử dụng cookie để mang đến cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.